Bài phân tích của Liên minh công dân cho ngôn luận dân chủ CCDM: "Bài báo về đặc quyền nhập học tại trường Kyung Hee của SBS, chỉ còn lại "idol""


Bài báo về đặc quyền nhập học tại trường Kyung Hee của SBS, chỉ còn lại "idol"

Ngày 16 tháng 1 vừa qua, chương trình News8 của đài SBS với tiêu đề "Idol được 0 điểm phỏng vấn vẫn trúng tuyển chương trình học Tiến sĩ" đã đưa tin độc quyền về sự việc "Cảnh sát vào cuộc điều tra vụ việc thành viên của một nhóm thần tượng nổi tiếng không tham gia phỏng vẫn nhưng vẫn trúng tuyển vào chương trình Tiến sĩ".
Theo bản tin, "Thành viên A của nhóm idol nổi tiếng" đăng ký vào chương trình học Tiến sĩ của Đại học Kyung Hee, không có mặt tại địa điểm phỏng vẫn nhưng vẫn trúng tuyển. Ngày sự việc nổ ra, lời giải thích được đưa ra là "Giáo sư Lee nói sẽ tìm đến phòng làm việc (của công ty) để phỏng vấn nên idol này đã không đến địa điểm phỏng vấn"
Ngay sau đó, bản tin kể trên của đài SBS đã gây nên một làn sóng dư luận mạnh mẽ bằng sự kết hợp của vấn để nhạy cảm trong xã hội là "đặc quyền nhập học" và từ khóa "idol".

Không phải là trường Đại học hay doanh nhân, tại sao SBS lại chọn đặt dấu chấm vào "idol"?

Những chỉ trích về việc các trường Đại học cho người nổi tiếng đặc quyền vào học để quảng bá cho trường hay cố thu hút học viên dù không biết có kiểm chứng tư cách của các nghiên cứu sinh hay không vẫn tiếp diễn liên tục. Việc này đương nhiên có thể trở thành vấn đề xã hội quan trọng mà ngôn luận chú ý tới.
Vấn đề ở đây là lần này tâm điểm bản tin của SBS nhắm vào "idol" một cách thái quá. Có thể thấy rõ được trọng tâm của bản tin nhắm vào "idol", thể hiện ở tiêu đề, lời bình của biên tập viên và thời lượng của bản tin.
Tiêu đề của bản tin phát sóng là "Idol được 0 điểm phỏng vấn nhưng vẫn trúng tuyển chương trình Tiến sĩ" và tiêu đề của tin bài online cũng là "Thành viên của idol group nổi tiếng không tham gia phỏng vấn vẫn trúng tuyển... Cảnh sát vào cuộc điều tra".
Về lời dẫn của biên tập viên: "Cảnh sát đang vào cuộc điều tra vụ việc thành viên của nhóm idol nổi tiếng không đến địa điểm phỏng vấn chính thức nhưng vẫn trúng tuyển vào chương trình học Tiến sĩ. Thành viên được nhắc đến cùng với giáo sư dẫn dắt việc nhập học đó đã bị cảnh sát triệu tập điều tra". Trong tổng thời lượng bản tin là 1 phút 51 giây bao gồm cả lời dẫn của biên tập viên thì có đến 1 phút 30 giây dành cho việc "idol" nổi tiếng nhận được "đặc quyền".
Tuy nhiên, giống như trong phần kết của bản tin có nói "Có thể thấy được cảnh sát đang mở rộng việc điều tra vì ngoài thành viên idol nổi tiếng A còn có người nổi tiếng khác hay giám đốc doanh nghiệp,... rất nhiều người khác không có phần đánh giá phỏng vấn nhưng vẫn trúng tuyển vào chương trình cao học", lần này đặc quyền vào học không chỉ có thần tượng nổi tiếng A mà còn có người nổi tiếng khác hay giám đốc doanh nghiệp,.. có rất nhiều người liên quan tới việc này.
Hơn nữa, bản chất của sự việc lần này không phải là đặc quyền của một idol mà là tính không nhất quán trong việc cho đặc quyền nhập học với mục đích kiếm lợi của viện cao học. Mặc dù vậy nhưng SBS vẫn chỉ tập trung nhắm vào mình "idol".
Vào ngày hôm sau, bản tin tiếp theo là nội dung làm sáng tỏ nhân vật nhận được đặc quyền là thành viên của CNBLUE, Jung Yonghwa và vạch trần thêm trường hợp nhận đặc quyền nhập học của nhạc sĩ kiêm ca sĩ Jo Kyu Man.
Ở bản tin lần này tuy có nhắc đến trường Kyung Hee nhiều hơn so với bản tin trước nhưng trong tiêu đề phát sóng vẫn không hề nhắc đến trường Kyung Hee và dù có thêm trường hợp mới nhận đặc quyền thì vẫn là cùng một vấn đề với điểm gây ấn tượng là "giới giải trí".
Cũng có khả năng mức độ đặc quyền mà Jung Yonghwa-ssi hay Jo Kyu Man-ssi nhận được là cao nhất. Tuy nhiên ở xã hội của chúng ta, một mặt thì những người là idol hay người nổi tiếng sẽ có mức độ quan tâm sẽ cao hơn. So với việc chỉ trích các doanh nhân thì các cơ quan truyền thông phải mang gánh nặng đó là cân nhắc giảm bớt những "mục tiêu dễ dàng". Sự thật rằng việc "nhấn mạnh trọng tâm vào idol và người nổi tiếng" cũng là một điều đáng tiếc.

Các bài báo lạm dụng việc dẫn dắt dư luận bằng việc lan truyền "Danh sách người nổi tiếng trường Kyung Hee"

Sau bản tin của SBS, từ khóa "idol trường Kyung Hee" ngay lập tức leo lên các trang tìm kiếm trong thời gian thực và tình trạng các "bài báo lạm dụng" xuất hiện tràn lan trên mạng càng nghiêm trọng hơn nữa. Các bài báo này sắp xếp lại nội dung bản tin của SBS và không giữ lại mức độ có thể cho người khác thấy được, sử dụng danh sách "người nổi tiếng xuất thân từ trường Kyung Hee", thông qua tiêu đề và phần chính của bài báo để làm nổi một cách lộ liễu.
Trong lúc này, các cơ quan ngôn luận hay các phóng viên báo chí không xác nhận xem thực tế trường đại học ấy có chương trình học Tiến sĩ hay không, nghệ sĩ được nói đến thực tế có đang theo học chương Thạc sĩ, chương trình Tiến sĩ hay không. Trên thực tế "những người nổi tiếng không có lý do để học cao lên trong danh sách" đã phải chịu hậu quả từ tin đồn "nhận được đặc quyền nhập học" vào lúc nửa đêm
Hơn nữa, dù có nói "tự kiểm chứng" thì trong trường hợp công chúng đang phẫn nộ ngôn luận lại dàn xếp "mục tiêu công kích" với căn cứ là sự suy đoán. Những thứ ngôn luận đưa ra trước công chúng mang các đặc điểm vi phạm nhân quyền rất lớn và cũng là một việc làm vô cùng bất hợp lý.
Mỗi khi có vấn đề gây tranh cãi liên quan đến người nổi tiếng thì luôn là những vấn đề lặp đi lặp lại mang tính cố hữu. So với số ít các cơ quan ngôn luận "thông qua điều tra mang đến những thông tin đúng đắn" thì đa phần chỉ theo đuổi các hoạt động để có lượt xem cao, để kiếm được lợi nhuận. Họ cũng không nhận thức được người nổi tiếng cũng cần phải được bảo vệ nhân quyền mà chỉ tập trung vào những chất liệu lôi kéo sự chú ý của độc giả, là tình huống mà một vòng lẫn quẩn cứ thế tiếp diễn.
Kết cục, sự việc lần này lại một lần nữa là minh chứng cho sự thật rằng ngôn luận đang tự mình xóa bỏ đi ranh giới giữa "báo chí" và 'tin lá cải".


Liên minh công dân cho ngôn luận dân chủ CCDM là tổ chức ngôn luận công dân đại diện kìm hãm và kiểm soát "quyền lực ngôn luận". Từ sau khi thành lập vào năm 1984, CCDM đã liên tục triển khai các cuộc vận động ngôn luận công dân, đóng vai trò chủ đạo trong dẫn dắt dân chủ hóa ngôn 
luận.

---
Nguồn: CCDM
Dịch: BOICE Team & JYHeffectvn Team

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.